Bảo tàng Thiên Tân

Địa điểm: Thành phố Thiên Tân, Trung Quốc

Loại công trình: Bảo tàng

Quy mô: 3 tầng nổi

Kết cấu: Kết cấu thép. Kết cấu bê tông cốt thép

Diện tích khuôn viên: 50,200㎡

Diện tích công trình: 18,667㎡

Diện tích mặt sàn: 33,949㎡

Năm khánh thành: Năm 2004

Shin Takamatsu được mời làm một kiến trúc sư tham gia cuộc thi thiết kế bảo tàng xây dựng tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Nói là vậy nhưng khi cầm bản thông tin về cuộc thi thì Shin Takamatsu bất ngờ, không nói lên được lời nào. Đó là vì gần như hoàn toàn không có bất cứ một chương trình (program) nào làm kim chỉ nam, định hướng cho thiết kế. Chỉ có một câu đưa ra điều kiện duy nhất liên quan đến thiết kế như thế này. Rằng: “Phải là kiến trúc thể hiện được uy tín, tâm thế của thành phố Thiên Tân, Trung Quốc” … Và thế là, Shin Takamatsu đã thả hồn vào đôi cánh tưởng tượng, bay bổng và một công trình kiến trúc ra đời.

Bay theo cánh chim trắng

~ SWANIUM ~

Dự án hoàn toàn không có điều kiện, yêu cầu cho trước

Sau khi được mời, Shin Takamatsu đã đến thăm khuôn viên. Thông thường, Ban tổ chức cuộc thi thiết kế sẽ công bố các điều kiện, yêu cầu cho trước về thiết kế bao gồm thông tin cụ thể về khu đất. Tuy nhiên, phía Ban tổ chức chỉ đưa Shin Takamatsu đến thăm một khu đất hoang giới thiệu qua loa, không rõ ràng và không có một lời giải thích nào thêm. Các kiến trúc sư tham gia cuộc thi chỉ đứng chết lặng không nói lên lời trước một khuôn viên rộng lớn không có ranh giới. Có nghĩa là đột nhiên phải đối mặt với tình huống sáng tạo ý tưởng kiến trúc hầu như từ con số 0. Shin Takamatsu không biết phải làm gì và ngẩng mặt lên trời, một cánh chim trắng tinh bay bình thản trên bầu trời nhuốm màu nâu vàng của khí thải. Dù không biết cánh chim đó có chắc là thiên nga hay không, nhưng hình ảnh hùng tráng, mạnh mẽ đọng lại trong mắt đó đã giúp Shin Takamatsu tìm ra ý tưởng kiến trúc như thể là cánh chim đó đang đáp xuống miền đất của chính nó vậy. Shin Takamatsu đã đặt tên là “SWANIUM”.

Một ch nghĩa tượng trưng nữa

Danh dự, uy tín, quyền uy, sự tự tin, niềm tự hào … Tôi gọi những điều rất con người này là động lực mang tính bản năng. Đôi khi có công trình kiến trúc là sứ mệnh mà ta phải có động lực mang tính bản năng để sáng tạo ra nó. Tôi không ngần ngại gọi nó là kiến trúc mang tính biểu tượng nhưng có thể nói bảo tàng Thiên Tân có một không hai này là kiến trúc có vận mệnh phải là một biểu tượng. Nhưng, việc tạo nên một biểu tượng, nói cách khác là chủ nghĩa tượng trưng chẳng lẽ chỉ dừng lại ở việc thể hiện một chức năng đơn lẻ vậy sao? Không phải vậy, mà có thể có một chủ nghĩa tượng trưng mà sự tồn tại đó đánh thức động lực mang tính bản năng. Có thể có một chủ nghĩa tượng trưng như thể là sự tồn tại đó (ở đây là kiến trúc) làm trỗi dậy cảm xúc mãnh liệt đã ngủ quên hay cảm xúc dâng trào từ thời cổ xưa đã bị lãng quên. SWANIUM là dịp để chúng tôi bắt đầu suy tư, mường tượng về những điều như vậy.

Kiến trúc vượt biên giới

“Ranh giới giữa các quốc gia” theo đúng câu chữ là chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, chế độ, phong tục, tập quán, văn hoá, lịch sử và cuối cùng là thế hệ hay giới tính. Chúng ta bị bao bọc bởi rất nhiều “ranh giới giữa các quốc gia” và bằng việc hàng ngày kiến tạo, tăng cường, điều chỉnh “ranh giới giữa các quốc gia” như vậy, cuối cùng chúng ta mới có thể thể hiện được mình đang tồn tại. Nhưng, đúng là tồn tại thứ kiến trúc mà trong khoảnh khắc vượt qua “ranh giới giữa các quốc gia” đó. Giống như nghệ thuật và văn học, kiến trúc vượt qua rất nhiều ranh giới bao bọc quanh ta, nói cách khác là “kiến trúc vượt biên giới” thực sự tồn tại. Niềm tin mãnh liệt đó là thứ ta có được chính là nhờ SWANIUM chứ không phải bất cứ điều gì khác.