Higashi Honganji Reception Hall 

Địa điểm: Thành phố Kyoto, tỉnh Kyoto

Loại công trình: Công trình tâm linh (Địa điểm thờ cúng) & Hall (Đại giảng đường)

Quy mô: 1 tầng nổi, 3 tầng ngầm

Kết cấu: Kết cấu thép - Bê tông cốt thép. Một phần kết cấu bê tông cốt thép

Giải thưởng: Giải thưởng Hiệp hội ngành Kiến trúc Nhật Bản (Giải thưởng BCS), Giải thưởng Good Design, Giải thưởng JCD Design, Tác phẩm đạt giải Hiệp hội Kiến trúc Nhật Bản

Diện tích khuôn viên: 92,387 ㎡

Diện tích công trình: 570 ㎡

Diện tích mặt sàn: 3,487 ㎡

Năm khánh thành: Năm 1998

Đây là dự án kiến trúc công trình Reception Hall (nhà khách) đã bị xuống cấp trong quần thể chùa Higashi Honganji là ngôi chùa chính trong dòng Otani Phật giáo Jodo Shinshu. Nói vậy nhưng ngôi chùa chính trải qua khói lửa đại hoả hoạn thời kỳ Edo và thời kỳ Minh Trị và qua nhiều lần tu sửa, những già lam nơi đây đã hình thành nên một quần thể sừng sững, uy nghiêm và phải nói rằng hoàn toàn không có chỗ trống cho một công trình mới ở đây. Vì vậy, xét trên phương diện nào đó là điều đương nhiên, chúng tôi đề xuất một phương án thiết kế mà không gian ở lối vào ta chỉ để một chút ở trên mặt đất, còn lại toàn bộ các phần của công trình được chôn ngầm xuống dưới lòng đất. Có thể nói rằng, một cách ngẫu nhiên, không ngờ tới, chúng ta đã đưa ra một lời giải theo kiểu hình mẫu xây dựng công trình kiến trúc hiện đại trong một đô thị cổ. 

Xây dựng công trình kiến trúc trong vùng đất thiêng

~ Nhà khách chôn sâu 20 m dưới lòng đất ~

Dò tìm phương pháp xây dựng công trình kiến trúc mà vẫn bảo tồn, duy trì được vùng đất thiêng

Đây là dự án cơi nới Reception Hall (nhà khách) cũ đã trở nên chật chội. Nói là thế nhưng nhà khách cũ có phía đằng sau nằm tiếp giáp với sân sỏi trắng – nói cách khác là một không gian tâm linh, trải dài giữa “Daishinden” (Đại tẩm điện) là khu phòng ngủ của hoàng gia và “Kiku no mon” (Cúc ngự môn) là cổng chỉ đóng mở khi hoàng gia đến thăm chùa. Phía đằng trước đối diện với sân trước chính điện. Tất nhiên, sân trước chính điện là nơi không thể xây dựng được và dù có kiếm tìm một khoảng trống khác đi chăng nữa thì trong sơ đồ bố trí già lam được xây dựng vào thời đại Edo thì không còn bất cứ một chỗ trống nào cả. Sau một thời gian kiên trì “có công mài sắt, có ngày nên kim”, Shin Takamatsu đã đưa ra phương án thiết kế công trình dưới khu tâm linh là một ý tưởng loé sáng trong tình thế không có lối thoát. Và dự án được khai thông bế tắc, triển khai, thực hiện dồn dập.

Ánh sáng và không gian, thiết kế tinh thần ~ “nhật luân” và “nguyệt luân”

Vốn đây là công trình kiến trúc cho tôn giáo, tông phái cụ thể nào đó, nhưng Shin Takamatsu nghĩ rằng ngay từ đầu người ta đã suy nghĩ trong một thời gian dài về việc xây dựng một không gian tâm linh có tính chất cội nguồn theo một ý nghĩa nào đó. Yêu cầu đặt ra là phải có giảng đường (hall), phòng giải lao (foyer), phòng thờ phật và phòng trưng bày (gallery) về tổ tông, và hầu hết trong đó đưa ra những gợi ý về sự nghiên cứu liên quan đến sự kết nối giữa không gian và tâm linh. Thêm vào nữa là cả việc xây dựng một công trình kiến trúc ngầm có một không hai, và cuối cùng thiết kế được quy tụ lại một cách tự nhiên với bài toán mang tính bản chất là ánh sáng và không gian. Có thể nói là điều đó đã đơm hoa kết trái thành hình ảnh trên mặt đất của “nhật luân” và “nguyệt luân”.

Kiến trúc thể hiện giá trị tân tiến chưa từng thấy

Thiết kế nghĩa là làm thơ

Hầu hết các công trình kiến trúc hiển nhiên là được thiết kế dựa trên đề bài cho sẵn cụ thể rất đa dạng như những yêu cầu về công năng trong quá trình tổ chức nghi lễ tại nhà khách vốn có. Điều đó, xét trên phương diện nào đó có lẽ giống với làm thơ thông qua những luật lệ gò bó đơn điệu như là viết từng chữ vào từng ô chữ tỉ mỉ trên tờ giấy bản thảo kiểu Nhật. Có thể ta không muốn nói là công việc thiết kế cũng tương đương với hoạt động ngôn ngữ. Tuy nhiên Shin Takamatsu tin rằng có lẽ điều đó chính là việc cất lên những lời ca, câu cú mới mẻ chưa thấy bao giờ đồng thời đáp lại một cách tỉ mỉ đối với muôn vàn ước mong và sứ mệnh.